Mosfet Là Gì? Cấu Tạo, Cách Kiểm Tra Và Nguyên Tắc Hoạt Động


Mosfet là một Transistor đặc biệt có cấu tạo và hoạt động khác với Transistor thông thường mà ta đã biết. Mosfet thường có công suất lớn hơn rất nhiều so với BJT. Đối với tín hiệu 1 chiều thì nó coi như là 1 khóa đóng mở. Mosfet có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiệu ứng từ trường để tạo ra dòng điện, là linh kiện có trở kháng đầu vào lớn thích hợp cho khuyếch đại các nguồn tín hiệu yếu.

1. Mosfet - Transistor trường

Mosfet là Transistor trường có cấu tạo khác với Transistor thông thường , chúng có độ nhạy cao hơn và được sử dụng trong hầu hết các bộ nguồn Monitor,và một số trong audio. Lateral Mosfet được dùng trong audio.trong công nghiệp là Vertical Mofet.Trong một số trường hợp họ vẫn dùng Mofet công nghiệp cho audio.

Mosfet có 3 cực là G ( cực cổng ) , D ( cực thoát ), S ( cực nguồn ) về nguyên lý hoạt động chúng tương tự với 3 cực B, C , E của Transistor thông thường , nhưng về cấu tạo chúng khác với đèn BCE.

+ Cực nguồn ( S ) và cực thoát ( D ) được nối với hai chất bán dẫn N đặt trên nền có tính cách điện, khoảng giữa hai cực là vùng nghèo điện tích tự do .

+ Cực cổng ( G ) được đặt bên trên khoảng trống giữa hai cực N và các ly bằng một lớp cách điện là SiO2, cực G cách điện hoàn toàn với cực D và cực S .

+ Khi cho một điện áp chênh lệch vào hai cực D và S thì không có dòng điện chạy qua nhưng khi ta đưa một điện áp dương vào cực G, điện áp này sinh ra hiệu ứng trường trong khoảng trống giữa hai lớp bán dẫn N, và dưới tác dụng của từ trường thì xuất hiện dòng điện chạy qua từ cực D sang cực S . Điện áp đặt vào chân G không tạo ra dòng điện GS mà chỉ tạo ra hiệu ứng trường trong Mosfet vì vậy một tín hiệu có cường độ rất yếu cũng có thể làm cho Mosfet mở rất mạnh . Dòng điện chạy qua hai cực D - S chỉ phụ thuộc vào điện áp chân G mà không phụ thuộc vào cường độ của tín hiệu => Vì vậy Mosfet được coi là linh kiện có độ nhậy rất cao và chúng đã được sử dụng trong các bộ nguồn Monitor và các bộ nguồn của nhiều thiết bị điên tử cao cấp ngày nay.

2. Ký hiệu của Mosfet

Mosfet thường có ký hiệu là K... , 2SK... , IRF...Thí dụ K3240 , IRF630 ... trong đó đèn K có công suất lớn hơn và thường sử dụng trong mạch nguồn, các đèn IRF có công suất nhỏ hơn nên sử dụng trong mạch công tắc, mạch Regu và ít sử dụng trong mạch nguồn.

3. Quy định về các cực:

Cực G - ở bên trái - Cực D - ở giữa - Cực S - ở bên phải .Lưu ý đây là Mofet công suất lớn còn một số jfet dùng trong audio chân có thể khác.

4. Đo kiểm tra Mosfet

Chuẩn bị: Để đồng hồ thang x 1KΩ

Nếu là Mosfet còn tốt thì kết quả đo sẽ như sau:  
  • Đo giữa G và S cả hai chiều kim không lên  
  • Đo giữa G và D cả hai chiều kim không lên  
  • Dùng Tôvít chập G vào D để thoát điện trên cực G  
  • Sau khi G đã thoát điện cực G thì đo giữa D và S có một chiều kim không lên (chiều que đen vào D que đỏ vào S kim không lên)

Các trường hợp sau là Mosfet bị hỏng:
  • Đo giữa G và S kim lên => là chập G S  
  • Đo giữa G và D kim lên là chập G D  
  • Hoặc mặc dù đã thoát điện chân G
  • Đo giữa D và S kim vẫn lên sau khi đã thoát điện cực G là bị chập DSKiểm tra thấy Mosfet hỏng​.
(Nguồn: Internet)
Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn